January 25, 2013

  •  

    Rắntrong“LiêuTraiChíDị”…


    LờiPhụChú:

    Được lưu truyền qua ViệtNam từ thế kỷ trước, Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh đã có một đời sống khá phong phú. Tác phẩm được phổ biến rộng rãi tới mức đã hội nhập vào nhiều truyện kể dân gian Việt Nam từ Bắc tới Nam, đồng thời một số truyện khi được sao chép, phổ biến riêng rẽ còn đã hòa lẫn vào hệ thống các truyện kể Việt Nam viết bằng chữ Hán (chẳng hạn tập Thư mục Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (Catalogue des livres en Hán Nôm) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Nxb.   

    “Bộ Liêu Trai nguyên Hán văn của ông Bồ Tùng Linh soạn ra, tất cả có 448 truyện; tự đời Khang Hy nhà Thanh đến nay, kể có 260 năm. Hiện nay các bản có chú giải, đồ họa điểm xuyết, tranh in ra để lưu hành.

    Về bộ Liêu Trai này, chuyện hồ quỷ chiếm có quá nửa, minh bạch là câu chuyện bịa đặt, mà cái hay cứ hay. Cái hay của Liêu Trai, như nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian đều thu vào phiến ảnh rất nhỏ bé, mà cảnh nào tình ấy, nhận cho kỹ, sẽ thấy được rõ ràng. Lật những ý tưởng quang minh chính đại, những kiến thức khoáng đạt cao siêu, đều tùy thế truyện, mượn mồm người mà phát ra ngôn luận, đặt làm văn chương. Cho nên cái hay không chỉ là đáng yêu, mà phần đáng trọng rất không ít. Cho nên không thể coi như một bộ tiểu thuyết tầm thường, mà cũng không phải như Chức Nữ, Hằng Nga, chỉ thanh tú mà không có thiết đến nhân thế. Ấy là các giá trị xác thực của Liêu Trai…” – Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu.

     

    Đông Quận có một người làm nghề nuôi rắn. Anh đã từng thuần dưỡng hai con rắn, đều mầu xanh. Con rắn lớn gọi là Đại Thanh, con nhỏ gọi là Nhị Thanh. Nhị Thanh trước trán có một điểm đỏ cho là điểm linh thiên, anh rất quý Nhị Thanh. Sau 1 năm, Đại Thanh chết, người nuôi rắn muốn nuôi l con bổ sung nhưng vẫn không nuôi nổi. Một đêm kia, anh ngủ nhờ trong ngôi chùa trên núi, trời sáng chẳng thấy Nhị Thanh đâu. Từ trước đến nay mỗi khi vào rừng rậm, người nuôi rắn vẫn để Nhị Thanh vào giữa đám cỏ, một lát Nhị Thanh trở về, nên lần này anh vẫn hy vọng rắn sẽ trở về với mình. Anh ngồi chờ cho đến khi mặt trời lên cao, nhưng vẫn không thấy Nhị Thanh quay lại. Anh tuyệt vọng đứng dậy đi ra đường cái. Vừa đi đươc mấy bước bỗng nghe thấy trong đám cỏ cây có tiếng động lạ. Người nuôi rắn vui mừng hiện ra mặt dừng lại nghỉ, rắn cũng ngừng lại. Nhìn phía sau Nhị Thanh còn có l con rắn đi theo. Người nuôi rắn nói: “Ta cho rằng nhà ngươi đã đi mất rồi, có phải nhà ngươi dắt rắn con này về bầu bạn phải không ?. Anh lấy thức ăn cho Nhị Thanh và cả rắn con ăn. Rắn con tuy không chạy nhưng cuộn tròn không dám ăn. Nhị Thanh ngậm thức ăn đưa đến tận miệng rắn con. Giống như chủ mời khách ăn cơm. Người nuôi rắn chờ rắn ăn xong bắt cả hai con cho vào giỏ trúc đem về nhà. Sau đó anh đã thuần dưỡng rắn con rất thông minh chẳng kém gì Nhị Thanh, người nuôi rắn đã đặt tên cho nó là Tiểu Thanh và anh đưa hai con rắn đi khắp nơi biểu diễn kiếm ăn, thu được nhiều tiền.

    Người nuôi rắn, lấy mức độ dài hai thước làm chuẩn, nếu lớn và dài thì sẽ đổi nuôi con rắn nhỏ. Thế nhưng, Nhị Thanh là một con rắn ngoan ngoãn, biết vâng lời nên người nuôi rắn vẫn không đuổi vội nó đi. Đã đến hai ba năm. Nhị Thanh lớn dài hơn ba thước, nằm chật cả giỏ trúc, lúc bấy giờ nuôi rắn mới quyết định thả nó. Một hôm anh đưa Nhị Thanh đến giữa Đông Sơn cho nó ăn thức ăn ngon, sau khi chúc thọ nó, thả nó. Nhị Thanh lại quay trở lại, cuộn tròn nằm quanh giỏ trúc. Người nuôi rắn xua nó đi: “Đi đi! Trên thế gian này không ai có thể sống trăm năm được, từ nay nhà người nên ở ẩn trong hang núi lớn có thể trở thành Thần Long, làm sao có thể ở mãi trong giỏ trúc chật hẹp được”. Rắn đi. Người nuôi rắn đưa mắt tiễn nó xa dần. Nhưng một lúc sau rắn lại quay lại, đuổi nó cũng chẳng đi. Rắn lấy đầu gõ vào giỏ trúc. Tiểu Thanh trong giỏ cũng động đậy. Người nuôi rắn biết rõ: “Có phải nó muốn chia tay với Tiểu Thanh chăng ?”. Anh mở giỏ trúc. Tiểu Thanh bò ra, vẹo đầu quấn lưỡi với nhau, giống như chuyện trò thân thiết, sau đó chúng bò đi. Người nuôi rắn muốn tìm cái gì đó để thay thế cho Nhị Thanh, nhưng làm sao có được. Tiểu Thanh cũng lớn dần, không nuôi được, về sau tìm được một con rắn nhỏ cũng biết vâng lời nhưng chẳng bằng Tiểu Thanh.

    Số là trước đó, Nhị Thanh có nhiều tiều phu trông thấy. Mấy năm sau Nhị Thanh lớn và dài, dần dần đuổi một số khách bộ hành dọa nạt, cho nên người qua đường rất lo sợ, không dám đến gần chỗ ở của Nhị Thanh.

    Có một hôm, người nuôi rắn đi qua đó. Rắn như cơn gió mạnh xông ra, anh sợ quá vội tháo chạy. Anh quay đầu lại, rắn vẫn đang đuổi mình, nhìn đầu rắn thấy có điểm đỏ mới biết đó là Nhị Thanh, đặt gậy xuống anh gọi lớn. “Nhị Thanh, Nhị Thanh” rắn lập tức ngưng lại, ngẩng đầu lên, lúc lâu quấn quanh anh, giống như trước đây anh đã nuôi nó. Người nuôi rắn thấy rắn chẳng có chút nào ác ý, nhưng nó quá nặng không chống đỡ được nên ngã quay ra đất kêu lớn, rắn mở ra ngay cho anh, rắn dùng đầu gõ vào giỏ trúc. Anh biết ý của rắn, bèn mở giỏ trúc cho Tiểu Thanh bò ra. Hai con rắn gặp nhau, quấn quýt hồi lâu mới rời. Người nuôi rắn chúc mừng Tiểu Thanh: “Ta đã sớm biết nhà ngươi muốn chia tay với ta, hôm nay nhà ngươi đã có bạn rồi đấy”. Anh nói với Nhị Thanh: Tiểu Thanh vốn nhà người đưa đến cho ta, bây giờ nhà ngươi có thể đưa Tiểu Thanh đi. Ta muốn khuyên nhà ngươi một câu: “Núi cao không thiếu gì thức ăn, đừng làm kinh động đến người đi đường, nếu không sẽ bị trời trừng phạt”. Hai con rắn cúi đầu hình như đã nghe thấy câu nói. Sau đó con lớn đi trước con bé đi sau nhanh chóng vào rừng.

    Người nuôi rắn đứng đó cho đến lúc khuất bóng chúng mới lên đường. Từ đó người qua đường bình yên vô sự, không biết Nhị Thanh và Tiểu Thanh đi đâu? Nhị Thanh và Tiểu Thanh không phải là thần rắn, nhưng chúng hiểu được tiếng người. Cuối cùng tác giả kết luận: “Con rắn tuy là con vật như các động vật khác, nhưng vẫn có ý lưu luyến cố nhân, nghe lời can gián đã biến đổi ngay. Đây là cái đáng yêu của Nhị Thanh và Tiểu Thanh, những người xấu đâu dám sánh với hai con rắn nói trên.

     

    Lê Giáng 1/2013

Post a Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *