Month: December 2012

  •   

    Chào Mừng Ngày Họp Mặt Thân Hữu SaintThomas: 31/12/2012 !


    Loa, Loa, Loa…

    TôMa thân hữu xa gần !

    Cuối năm : băm mốt, mười hai, năm này…

    Trước giờ đón tiệc tết Tây,

    Dù say nghiêng ngả , dặn lòng chớ quên !?

    5 giờ chiều xuống ,ai ơi !

    Ghé Kinh Luân : họp mặt TôMa trường mình !

    Loa, Loa, Loa…

     

    SânGaSainthomas 2012

     

  •   

    GiángSinhChâuÂu,nămnaycógìlạ?


    Sắp đến khoảnh khắc khó quên của lịch sử mà nhân loại đang mong đợi : Tưởng Nhớ Chúa Giáng Sinh ! Khắp nơi người người đang nô nức và háo hức tìm đến nhau để cùng chia sẻ những kỷ niệm vui buồn của một năm trong bữa tiệc reveillon hay các Christmas parties có gia đình, bằng hữu và người than, sau tan lễ Nửa Đêm…

    Trong hình ảnh thân thương đầm ấm ấy, trên SânGaSainthomas những tin tức sốt dẻo từ Châu Úc với cuộc hội ngộ được nối liền từ Việt Nam giữa gia đình bạn Trần Văn Minh với các gia đình bạn Phạm Thanh Quang, và Linh Mục Vũ Đình Tường. Cuộc họp mặt khá đông đảo và linh đình với những câu chuyện vui từ Ba Trái Chuông do bạn Trần Văn Minh khệ nệ mang từ quê nhà đến xứ Úc.

    Sau đó, ngày vui giữa các bạn đồng môn SaintThomas lại được trải đầy trong bàn tiệc to nhỏ nhiều tours từ bạn Nguyễn Văn Trụ, Vũ Xuân Hương, Phạm Thị Hồng Liên và Nguyễn Thị Thanh Chi được thực hiện trong vòng tay thân thiết của tình bạn tại quê nhà.

    Giữa những tin vui họp mặt từ các nơi báo về SânGaSainthomas, chúng tôi vẫn chưa thấy động tịnh nào về các bạn ở Châu Âu như: Denmark, France, Germany, Holland, và Switzerland…Nghe nói mùa đông này tuyết rơi nhiều và giá lạnh lắm bên xứ bạn ? Đường phố tuyết phủ đầy và trươc mái hiên nhà cả một vùng trắng xóa ? Nhưng dẫu sao, bàn tiệc tại SânGaSainthomas vẫn luôn đông đủ bạn bè đang hân hoan chờ đón tin tức của các bạn. Ước mong những khoảnh khắc thiêng liêng trong giờ đón mừng Giáng Sinh và Năm Mới luôn tràn đầy với muôn ngàn AN BÌNH, HẠNH PHÚC và MAY MẮN trong đại gia đình  của các bạn…

    Hãy cùng chúng tôi năng ly MỪNG GIÁNG SINH và NĂM MỚI sắp đến !!!

     

    SânGaSainthomas,Noel2012

     

     

     

  •   

    cuộchộingộbấtngờ


    Không hẹn trước mà bộ ba diễn viên Sân Ga: Thanh Chi,Lão Bé và Hồng Liên lại gặp nhau trên quê hương cùng nhóm bạn Toma thân yêu…

    Thật là hy hữu phải không các bạn ? Đúng giờ G,Thanh Chi đã có mặt rất sớm cùng ông xã và vài người bạn của Thanh Chi,sau đó đến Hồng Cô Nương bước vào,cặp mắt đảo lia lịa qua mấy ông ngồi cạnh Thanh Chi và thầm đoán ai là LB đây !! nhưng có lẽ chưa ai đến !Khi Huyền Nga bước vào cùng Hoàng Ngân và Kiều Oanh,thì mới biết Lão Bé đang trên đường đến ! Lại một bạn trai Toma nữa từ Australia về, bước vào quán tên Vũ Xuân Hương ! Rồi đến Uông Đình Minh xuất hiện cùng bà xã xinh đẹp, Hoang Thi Minh và thêm vài bạn Toma nữa đến …Mọi người nói cười, nổ rang như bắp, ôn lại những kỷ niệm xa xưa,trên khuôn mặt ai cũng rạng rỡ,tươi trẻ lại như thời hoa niên…

    Vừa lúc này thì cánh cửa quán rộng mở,mọi cặp mắt đổ dồn về một phía,một tên cao lớn,tóc đen,đeo cặp kính trắng xuật hiện …,đó là Lão Bé bằng xương bằng thịt,nổi danh cao thủ Sân Ga kiêm diễn viên đắt sô nhiều nhất,theo chân Lão Bé là một người đàn ông thấp người,tóc bạc,với khuôn mặt ” lầm lì “..sau này mới biết được đó là ” vệ sĩ ” của Lão Bé,đã tháp tùng chung với Lão Bé từ cường quốc xa xôi về đến Việt Nam yêu dấu !

    Người được Lão Bé  ” giang tay…” đầu tiên là “cô bé “Thanh Chi…nhỏ nhắn dễ thương,cả hai như đôi bạn “tri kỷ” xa cách nhiều năm ,nay mới gặp lại,nhìn họ như …không có gì có thể ngăn cách được họ giây phút này,không gian và thời gian như ngưng đọng lại…..

    Sau một lúc ầm ĩ,người bi “tấn công” nhiều nhất là ca sĩ Kiều Oanh….Ôi làm sống dậy Kiều Oanh một thời oanh liệt…..,đã từng là thần tượng của bao chàng trai.Rồi Kiều Oanh phải lên hát một bài đáp trả lại những ân tình của các bạn…

    Người đẹp nhất đêm nay phải nói đến Huyền Nga,với bộ cánh áo đỏ và sợi dây nịt ngang eo,  mái tóc tém sát ót và cặp kính cận muôn thuở,đã cho Huyền Nga dáng vẻ một cô gái bé nhỏ, ngây thơ và hồn nhiên hơn là một U 50…..trông Huyên Nga khỏe mạnh hơn trước và tươi trẻ,dễ mến như ngày nào….Hoàng Ngân thì lúc nào cũng đằm thắm và chững chạc,buổi tổ chức nào cũng lo toan hết mọi việc chu đáo,phải cám ơn thi sĩ Hoàng Ngân.

    Cuối cùng thêm một người khỏe mạnh nữa là Bùi Đức Binh,sau gần một năm không gặp,Bình trông hồng hào,khỏe manh hơn trước đó,cảm tạ Chúa.

    Riêng Hồng Liên rất xúc động với những chân tình của các bạn tại Việt Nam đã dành cho Hồng Liên nhiều cảm mến, xin cám ơn các bạn, Lão Bé và Thanh Chi cùng góp sức tạo ra những nụ cười thật vô tư thoải mái….mà chỉ có vài tiếng đồng hồ gặp nhau thôi,đã có rất nhiều chuyện vui cười ra nước mắt trong hậu trường !!!!

    Cũng that  tiếc nuối cho Lốc Cốc Tử và Lão Dại,đang thèm muốn một cuộc hạnh ngộ y như Lão Bé….,xin góp ý cùng các lão gia,cứ noi gương Lão Bé mà làm,xin lệnh bà điều theo môt vệ sĩ giám sát, hy vọng ngày đẹp trời nào đó,sẽ được toại nguyện !

    Thôi để nhường lại cho các bạn khác can đảm hơn kể ……nha.

     

    Hồng Liên

    20.12.2012

     

     

     

  •   

     

    MerryChristmas2012


     

  •  

    mùa đông của anh …

    (để tưởng nhớ những bạn bè đã khuất từ sau mùa đông 1972…)


    Tôi rời Saint Thomas để lên đường nhập ngũ vào những ngày cuối năm trong tiết trời se lạnh của mùa đông đang về, và Noel sắp đến. Những ngày dài nằm đợi khóa ở Trung Tâm Tiếp Nhận là cả một chuỗi ngày mông mênh nỗi nhớ, nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ trường và nhớ nhung nhiều lắm !!!

    Ban ngày, hơn năm trăm năm mươi cái đầu xanh đen mướt thuộc mọi lứa tuổi,  đủ khắp thành phần được xếp nằm gọn và chia đều sĩ số cho từng cái chamber với một trung đội đúng 40 người. Khoảng trống thời gian cũng khá dư thừa , nên mọi người đã hào phóng chi tiêu vào  những màn đấu láo, chơi domino, binh xập xám, xoa mạt chược mà không tính toán  hay tiếc nuối !? Hoặc tụm năm tụm bẩy để trao đổi cho nhau về những mẫu chuyện cũ chuyện xưa thời đi học; Bên cạnh sự ồn ào ấy, cũng có bạn nằm dài người với đôi mắt nhìn xa xăm về một nơi chốn, hay một bóng hình nào và tha hồ cho ký ức đi tìm kỷ niệm vốn đang thổn thức khi nhớ đến vợ hiền, người yêu hoặc  cô bạn mới vừa quen…quyện với  âm thanh du dương từ chiếc máy radio đang phát thanh “chương trình nhạc êm dịu yêu cầu “ …

    Nhưng không khí ồn ào ấy bất chợt rơi vào thinh lặng , đến im ắng lạ thường khi những hồi chuông từ giáo đường xa vừa vang vọng. Giây phút đón mừng Chúa Giáng Sinh đã đến !!! Hằng trăm con người ngồi bật dậy rồi cùng lao vội về phía sau doanh trại…

    Qua những hàng kẽm gai concertina, bên kia là con lộ nhỏ, những chùm đèn lấp lánh giăng cao từ đính tháp  ngôi thánh đường tỏa xuống hai bên của giáo xứ Quang Trung như ánh hào quang đang soi rõ trong đêm tối những đoàn người lũ lượt hớn hở tiến về giáo đường mừng thánh lễ…Bên này doanh trại, những đôi mắt tươi vui lanh lẹ hôm nào của những chàng trai đôi mươi mới vào chambre, bỗng cùng đơm một mầu thẫn thờ, và những tiếng thờ dài thổn thức như  cất lên giữa hồi chuông rộn rã trong Thánh Lễ Nửa Đêm năm đó…

    Tuần lễ sau nhập khóa, quân trường đã phát động một cuộc thi văn nghệ và bích báo chào mừng Tết Dương Lịch dành cho các cựu và tân khóa sinh . Không gian xưa từ các trường cũ, gia đình và những khu phố nhỏ lại được tái hiện trong các “tác phẩm” của các cây bút tài tử vốn xuất thân từ các trường đại học và trung học trong nước . Chiêm ngưỡng các tác phẩm độc đáo về dung nhan của các tờ bích báo được khắc họa công phu tỷ mỷ trên các khung giấy sốp, hay trên những tấm ván ép thật mỏng của các bậc đàn anh trường đại học Kiến Trúc, và Mỹ Thuật sáng tạo, tôi chợt chạnh lòng xấu hổ cho những tờ bích báo năm xưa tôi đã làm nơi trường cũ.

    Chiều xuống, dưới ánh đèn mờ ảo trong hí viện nhỏ trang nhã, ấm cúng; những tiếng đàn guitar điện réo rắt luyến láy, hợp với tiếng bass, trumpet,saxo và các nhạc cụ tân kỳ khác cùng tâu khúc vang lên những giai điệu quyến rũ một thời mà ban nhạc The Ventures đã làm nên tên tuổi, như: “ Apache, Tequila, Wipe out, Walk don’t run, The House of The Sun, Hawaii Five O”…. Âm điệu của những ca khúc  tuyệt hảo ấy như những cơn sóng biển khi nhấp nhô lặng lờ , lúc cuồn  cuộn trào dâng , sức mạnh lôi cuốn đó dường như đã bao trùm cả khán phòng…khiến những con gai ốc cũng bắt đầu trỗi dậy khắp châu thân của người thưởng ngoạn…

    Hơn hai mươi phút phiêu bồng với dòng nhạc sôi nổi Rockin’s Instrumental trong tâm trạng sảng khoái đầy phấn khích, nỗi nhớ nhà trong lòng các khóa sinh chúng tôi đang âm ỉ bỗng như được xoa dịu nguôi dần. Sau đó, sân khấu đã chuyển sang mầu xanh lơ mát dịu. Và,trong vùng sáng dễ chịu ấy, một khóa sinh dáng dong dỏng trong bộ quân phục rộng thùng thình, cặp kính dầy với đôi gọng vàng đang lấp lánh. Anh  lững thửng bước ra  với cây guitar thùng trên tay. Phong cách thật tự tin và bình thản, anh nhoẻn một nụ cười hiền hòa, thân thiện, khẽ cúi đầu, rồi chậm rãi dạo đàn…

    Ngay khúc dạo đầu với tiếng đàn nghe thật ngọt, độ separation của từng nốt  nhạc khá rõ và vang vọng, quyện với giọng hát trầm ấm tự nhiên không qua giọng mũi, âm vực của làn hơi anh luyến láy cùng với độ rung ngân dài tha thiết đã lôi cuốn cả không gian trong hí viện chơi vơi rồi rơi vào im lặng. Mọi cặp mắt đều đã đổ dồn về phía anh với thính giác và thị giác của từng người đang được “điều chỉnh” hết kích cỡ để lắng nghe và tận hưởng. Vẫn dáng vẻ thản nhiên ấy ,  anh hướng tia nhìn vào thinh không  như đang đối diện với một người tình nhỏ đã từng một thuở mặn nồng trên các ngõ ngách, giảng đường ở khuôn viên đại học. Trong đôi mắt ấy, có lúc ánh lên nét dịu dàng , có lúc như xa vời trong trầm mặc , tất cả đã được anh gói ghém nồng nàn trong từng lời ca tiếng nhạc của bài hát Mùa Đông Của Anh do nhạc sỹ Trần Thiện Thanh sáng tác vào đúng thời điểm mùa đông đầy nước mắt chia tay ở các sân trường đại học và trung học năm 72 đỏ lửa …

    Đêm ấy, sau khi chia tay nhau ra về chamber ai nấy ở, có lẽ anh sẽ có một giấc ngủ thật ngon và thật đẹp, vì tình yêu thơ mộng của anh đối  với  cô bạn nhỏ tại khuôn viên đại học qua những tiếng đàn lời  ca của anh,  đã trở thành một đoản phim thật trữ tình , sống động mãi trong lòng những người bạn vừa bước vào đời quân ngũ như anh, như tôi và bạn bè đồng khóa…

    Hôm nay, trước ngưỡng thềm của mùa Noel thứ 40 đang gần kế, kể từ sau đêm văn nghệ khó quên với bản tình ca Mùa Đông Của Anh  do người khóa sinh ấy trình diễn, tôi record lại dư âm của lời nhạc với tiếng kèn saxo của nhạc sỹ Trần Mạnh Phúc để làm minh hoạ cho video clip và  bài viết tưởng nhớ _ Tôi đã không thể nào tìm được những tiếng hát khác trong muôn ngàn ca sỹ trước đây và đương thời nổi danh để thay thế tiếng hát của anh nơi khán phòng thân thương với biết bao bạn bè đồng môn, đồng ngũ, và đồng đội của tôi ! Ôi tiếng hát của những người trai trẻ có chung một trái tim nồng nàn nhiệt tình, quảng đại và rất thật _ muôn đời không có ai thay thế được …

    Giáng Sinh này, Họ bây giờ ở đâu ???

     

    LươngTấtĐạt, mùađông1972

     

  •   

    Ông già Noel…


    Tôi thấy  Ông  ttm hình đen trng

    trong sách học L’anglais Vivant *

    của Chị Hai năm Đ Tht

    (thu tôi chưa đi học)

    đến những tấm ảnh rực rỡ muôn mầu trên bìa sách truyện

    trải dài trong các trang nhật báo, cùng những bán nguyệt san mừng Christmas

    Già Noel đã ngự khắp mọi nơi…

     

    Già Noel đã ngự khắp mọi nơi,

    Trong đồng phục gọn gàng đậm mầu tươi đỏ

    Dây thắt lưng đen ôm cái bụng căng tròn

    Làm nổi bật mái tóc và bộ râu dài tuyết trắng

    Thêm cái mũi, cái mũi  ửng hồng  

    như trái cà chua mẹ ươm sau vườn vừa chín ti

    Và cái miệng với đôi môi dầy luôn rộng mở

    mặc kệ trên vai túi quà Ông mang nhiều đến trĩu nặng

    khiến cái lưng Già như muốn gp làm đôi…

    Nhưng, Ông vn ci vui …

    Bởi, Già có một tấm lòng độ lượng, theo Mẹ kể…

     

    Những năm ấy tôi vn chưa đi học

    Sách tiếng Anh nghe chị đọc có hiu đâu ?

    Thư muốn viết, biết chữ đâu mà viết ?…

    Nhà lại không có ống khói ở trên lu !

    Nên, mỗi dịp Giáng Sinh v _tôi cứ ngủ…

    Trong gic mơ , mong, cũng chẳng thấy được Già!

    Mà… sáng dậy, quà năm nào cũng có !?

    Ông còn thêm một thư ngắn viết tay

    với nét chữ …giống hệt như của mẹ !

    Tôi thắc mắc, Me chỉ cười tủm tỉm

    Bởi, Ông có một tấm lòng độ lượng !

    Và Già luôn ngự khắp mọi nơi…

     

    LươngTấtĐạt12/2012

     

  •  

     

    Hiềnsỹ,ĐạosỹhayBaVua ? 


    Theo truyền thống có từ thế kỷ 12 mô tả 3 hiền sĩ viếng Chúa Hài Nhi: Balthasar, người trẻ nhất, dâng trầm hương và đại diện cho Châu Phi. Người đứng bên trái là Caspar, trung niên, dâng vàng và đại diện cho Châu Á. Người quỳ gối là Melchior, lớn tuổi nhất, dâng một dược và đại diện cho Châu Âu.

    Khi tường thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, Thánh Matthêu có nhắc đến “ba vua” đến viếng Chúa Hài Nhi: “Vậy khi Đức Chúa Jêsu đã sinh ra ở Bethlehem đất họ Juđa, đời vua Hêrôđê, thì có ba vua ở phương Đông đến thành Jerusalem” [1] (Mt 2,1). “Ba vua” này là ai? Các bản dịch Thánh Kinh tiếng Việt về sau dịch danh xưng này cũng khác nhau: đạo sĩ, nhà chiêm tinh, thầy bác sĩ, nhà bác học, nhà thông thái [2]… Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của từ gốc Latinh “magi” và tìm hiểu xem cách dịch nào tốt hơn.

    1. Tìm hiểu ý nghĩa của từ Magi

    Câu Mt 2,1 trong bản Nova Vulgata là: “Cum autem natus esset Iesus in Bethlehem Iudaeae in diebus Herodis regis, ecce Magi ab oriente venerunt Hierosolymam”.

    Trong tiếng Latinh: magi là số nhiều của magus - có nghĩa là phù thuỷ (sorcerer), pháp sư (magician), nghĩa là người sử dụng các sức mạnh bí ẩn của tự nhiên để tạo ảnh hưởng đến các sự kiện và thực hiện những kỳ công. Thuật từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp: magoi là số nhiều của magos - nghĩa là người thuộc hàng tư tế và có học thức (thế kỷ IV TCN). Nhưng từ này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ba Tư cổ (thế kỷ VII TCN): magush, và thậm chí có thể phát sinh từ ngôn ngữ Tiền-Ấn-Âu (khoảng thế kỷ III TCN): magh (đt.) nghĩa là có khả năng, có quyền lực. Trong tiếng Anh (từ thế kỷ XIII), từ này phát sinh ra từ magician (thuật sĩ, thầy pháp, thầy phù thuỷ, nhà ảo thuật), ngày nay thường được hiểu theo nghĩa xấu, nhưng trong nguyên ngữ thì không phải như vậy.

    Sử gia người Hy Lạp là Herodotus (thế kỷ V) cho biết rằng magoi (hay magi) là một bộ tộc ở Ba Tư, một số trong họ là những người đoán điềm giải mộng và làm nhiệm vụ tư tế (History I, 101, 107, 120, 132, 140; VII, 37). Trong Bản LXX, sách Daniel cho biết magi là những nhà thông thái, người giải mộng và thị kiến (Đn 1,20; 2,2; 4,4; 5,7). Philo Alexandria (20TCN-50) cho biết magi là những phù thuỷ (magicians) [3].

    Thời Chúa Giêsu, những người này biểu thị cho các triết gia, tư tế hay nhà chiêm tinh [4]. Họ sống chủ yếu ở Ba Tư và Ả Rập. Họ là những nhà trí thức, chuyên về chiêm tinh học, tôn giáo và y học. Họ rất được kính trọng trong triều đình Ba Tư như những bậc quân sư trong cung đình và vị cố vấn trong các doanh trại ngoài chiến trường [5]. Theo Encarta Concise Encyclopedia (Religion & Philosophy): Magus là người thuộc giai cấp tư tế ở Ba Tư cổ đại, họ theo Bái Hoả Giáo của Zoroaster, vị tôn sư và tiên tri người Ba Tư. Họ cũng được coi là những nhà tiên tri thông thái, có khả năng xem ngôi sao mà đoán số phận.

    Trong Thánh Kinh, thuật từ Hy Lạp magos và các biến thể của nó xuất hiện trong cả Cựu và Tân Ước (Mt 2,1-12,9 ; Cv 8,9; 13,6-11 và Đaniel bản LXX 1,20; 2,4.10.27; 4,4; 5,7.11.15). Trong tất cả các Sách Thánh, thuật từ này thường được dịch là phù thuỷ (magus, magician) theo nghĩa là thầy pháp (maleficus, sorcerer, conjurer), thầy bói (hariolus, haruspices, diviner), hay nhà giải mộng (interprets omens, dreamer). Trừ Phúc Âm Mathêu là nơi duy nhất magoi được dịch là “các nhà thông thái, hiền sĩ” (sapientes, wise men, sages). Tuy nhiên, Origen và các thánh giáo phụ như Justinô, Augustinô và Giêrôm đã không theo ngoại lệ đó, các ngài vẫn dịch thuật từ magoi trong Mt 2,1-12 theo nghĩa thông thường của nó, tức là “magi” [6].

    Tóm lại, magus (dt.) nghĩa là: (1) Người có hiểu biết sâu rộng và chín chắn: nhà thông thái, bác học, hiền sĩ (wise man, sage). (2) Thầy tư tế (cổ Ba Tư) được cho là có khả năng siêu nhiên. (3) Nhà chiêm tinh (astrologer). (4) Thầy pháp, thầy phù thuỷ, thuật sĩ (magician, wizard). (5) Thầy bói, nhà tiên tri (seer). (6) Danh từ ở số nhiều là magi được hiểu là 3 vị hiền sĩ đã viếng thăm Chúa Giêsu Hài Nhi [7].

    2. Magi = Ba Vua?

    Cha Cố Chính Linh (1916) dịch câu Mt 2,1: “Vậy khi Đức Chúa Jêsu đã sinh ra ở Bethlehem đất họ Juđa, đời vua Hêrôđê, thì có Ba Vua ở phương Đông đến thành Jerusalem” và ngài chú thích: “Từ thuở xưa trong Hội Thánh vốn đoán các bác sĩ ấy là ba vua – PSAL. LXVIII, 30-32; ISAIA LXIX,7; LX,3-10 – Ông thánh Beda dạy rằng: Tên ba vua ấy là Caspar, Melchior, Balthasar” 8].

    Thực ra, magi được gọi là “ba vua” là do các tác giả Kitô giáo, khoảng thế kỷ III, liên kết các ngài với câu Tv 72,11: “Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng” [9]. Ngoại trừ Tertullian (Adv. Marcion, III, xiii) nói rằng các ngài “gần như là những vị vua (fere reges)”, không có giáo phụ nào nói rằng các ngài là vua, và như vậy cũng phù hợp với những kết luận từ các chứng cứ ngoài Thánh Kinh của Philon, Herodotus (History I, ci) và Strabo (XI, ix, 3) [10].

    3. Magi = Các đạo sĩ?

    Uỷ ban Giám mục về Truyền bá Phúc Âm (1973), Cha Nguyễn Thế Thuấn (1976) và Cha An Sơn Vị (1983) dịch “magi” là “đạo sĩ”. Chúng ta có thể hiểu là từ này theo nghĩa rộng là “người xuất gia tu hành”, như thế cũng đúng với “magi” như đã nói trên.

    3.1. Đạo: Có 8 chữ Hán翿, trong thuật từ đạo sĩ là chữ đạo này, nghĩa là: (dt.) (1) Đường: Sơn đạo (đường núi). (2) Chân lý: Đạo dã giả, bất khả tu du ly giả(chân lý là điều không thể xa lìa dù một giây lát). (3) Tư tưởng: Ngô đạo nhất dĩ quán chi (tư tưởng của tôi, tôi sẽ làm đến cùng). (4) Phương pháp: Dĩ kỳ nhân chi đạo, hoàn trị kỳ nhân chi thân (dùng phương pháp của người ấy để trị người đó (5) Kỹ nghệ. (6) Ý hướng: Đạo bất đồng, bất tương vi mưu (ý hướng khác nhau, không thể làm chung với nhau). (7) Chủ thuyết Lão Tử: Đạo giáo. (8) Đạo sĩ: Bần đạo. (9) Đơn vị hành chánh thời xưa, tương đương cấp tỉnh: Nhà Đường chia thiên hạ làm mười đạo. (10) Quan chức của triều Thanh: Binh bị đạo. (11) Mê tín: Hội đạo môn (các hội kín). (12) Từ giúp đếm các vật dài hay lâu: Nhất đạo hà (một con sông). (13) Họ Đạo. (đt.) (14) Nói: Thường ngôn đạo (câu thường nói). (15) (văn) Chỉ dẫn, dùng như chữ đạo  (bộ thốn).

    3.2. Sĩ: có 8 chữ Hán, ở đây là chữnày: nghĩa là (dt.) (1) Quan chức thời xưa (có 3 bậc thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ). (Ngr) Người có danh vọng: Nhân sĩ yêu nước; (2) Quan coi về hình ngục (quan tư pháp): Sĩ sư; (3) Quân giai thấp hơn cấp uý: Thượng sĩ; (4) Binh lính (chỉ quân lính nói chung, chỉ cấp bực dưới cấp uý nói riêng): Binh sĩ; (5) Tên một quân cờ trong cờ tướng: Con sĩ; (6) Giới trí thức trong xã hội cũ: Sĩ nông công thương, sĩ phu, kẻ sĩ; (7) Học trò hoặc người đã đỗ tú tài xưa: Nữ sĩ, học sĩ; (8) Người trưởng thành (đàn ông nói chung, con trai chưa vợ nói riêng): Nam sĩ; (9) Người có nghề chuyên môn: Hộ sĩ; (10) Người, kẻ (cách diễn đạt tỏ ý lịch sự và tôn trọng đối với hạng người nào đó): Chí sĩ, tráng sĩ, liệt sĩ; (11) Họ Sĩ; (12) (văn) Công việc, dùng như chữ sự ().

    3.3. Đạo sĩ (道士): Đạo: Chủ thuyết của Lão Tử, còn gọi là Đạo giáo [11]; sĩ: người trí thức; đạo sĩ: (1) (Nghĩa hẹp) Tu sĩ Đạo giáo; (2) (Nghĩa cổ) Tu sĩ Phật giáo. Thời Nguỵ Tấn (220-420), khi Phật giáo mới du nhập Trung Quốc, tu sĩ Phật giáo cũng được gọi là đạo sĩ, về sau mới gọi là tăng; (3) (Nghĩa rộng) Người xuất gia tu hành.

    Mặc dù bề ngoài, tín đồ Đạo giáo không nhiều, nhưng ở Việt Nam cũng như tại các nước Đông Nam Á khác chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, khi nhắc đến đạo sĩ, lập tức khiến người ta nghĩ đến Đạo giáo. Chính vì vậy mà Phật giáo Trung Quốc mới chọn từ tăng sĩ thay vì đạo sĩ.

    4. Magi = các nhà chiêm tinh?

    Nhóm Phiên Dịch CGKPV xưa nay vẫn dùng từ “nhà chiêm tinh” để chỉ các vị magi. Quả thực magi cũng là những nhà chiêm tinh.

    4.1. Chiêm: có 2 chữ Hán, trong thuật từ chiêm tinh dùng chữ, nghĩa là: (đt.) (1) Xem điềm để đoán chuyện xấu tốt: Chiêm bốc (xem bói).  (Đọc là chiếm): (2) Bắt lấy cho mình:Chiếm cứ. (3) Đọc ra thơ bằng miệng (chưa viết thành bài): Khẩu chiếm.

    Nghĩa Nôm: (1) Mộng: Chiêm bao. (2) Tiếng chim mới nở: Chiêm chiếp.

    4.2. Tinh: có 11 chữ Hán, trong từ chiêm tinh là chữ , nghĩa là (dt.) (1) Ngôi sao: Hành tinh. (2) Tên một thứ nhạc cụ thời cổ. (3) Những chấm ghi làm chuẩn trên cán cân: hoa tinh. (4) Người coi các vì sao để nghiệm tốt xấu: Tinh gia, tinh sĩ (thầy số) (5) Diễn viên điện ảnh được hâm mộ: Minh tinh. (6) Vật gì thưa: Liêu lạc thần tinh (vắng vẻ như sao ban sáng). (7) Tuần lễ bảy ngày: Tinh kỳ (tuần lễ). (8) Họ Tinh. (tt.) (9) Số gì nhỏ mọn: Linh tinh (từng giọt, từng cái). (10) Màu trắng: Tinh mấn (tóc mai trắng).

    4.3. Nhà chiêm tinh (占星家): Chiêm: xem điềm để đoán chuyện xấu tốt; tinh: sao trời; nhà chiêm tinh: người xem vị trí các vì sao trên trời để suy đoán chuyện số mệnh, may rủi, tốt xấu.

    Chúng ta biết rằng: Trong chiêm tinh học, những hiện tượng liên quan đến các tinh tú chỉ ảnh hưởng đến một địa điểm và thời gian nhất định, đối với những địa phương và thời gian khác thì những ảnh hưởng này không giống nhau. Tất cả mọi người trên địa cầu, cơ bản đều xem thấy những hiện tượng thiên văn trên giống nhau. Tất cả những tiên báo chỉ có tính tượng trưng và không thể kiểm chứng được.

    Theo Thánh Kinh, việc thực hành ma thuật (bói toán và phù thuỷ) được liên kết với bùa ngải (Tv 58,6; Gr 8,17; Gs 10,11), việc sử dụng các gút và dây (Ed 13,17-23), ‘con mắt mang hoạ’ để thôi miên (Kn 4,12; Gl 3,1)… Ba bộ luật lớn của Môsê cấm chỉ ma thuật với án tử hình: “Các ngươi không được làm nghề tướng số, chiêm tinh” (Lv 19,16); “Giữa anh em, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ” (Đnl 18,10); “Đàn bà phù thuỷ, ngươi không được để cho sống” (Xh 22,17). Do đó, chúng tôi tự hỏi: Dùng từ “chiêm tinh” để gán cho các magus ở Mt 2,1 có gây nhầm lẫn giữa khoa chiêm tinh của các ngài với các thực hành ma thuật bị kết án này hay không [12]? Dù sao, theo chúng tôi, thuật từ “chiêm tinh” dễ tạo liên tưởng đến các “thầy bói” (diviner) và khi nhắc đến chiêm tinh, lập tức khiến người ta nghĩ đến số phận con người bị chi phối bới những tinh tú trên trời. Khi nói nhà chiêm tinh đoán ra Chúa Cứu Thế sinh tại đâu mà đến viếng thăm, làm người ta nhầm tưởng Chúa Giêsu cũng bị các tinh tú chi phối. Điều này làm phương hại đến niềm tin của Kitô hữu. Phải chăng vì những điều này mà đa số các bản dịch Thánh Kinh trên thế giới đều dùng những chữ “nhà thông thái, hiền sĩ” (wise men, sages…) hoặc chữ có gốc từ magi [13], chứ không dùng chữ nhà chiêm tinh (astrologus, astrologer…).

    5. Magi = các hiền sĩ?

    Các bản dịch dùng chữ “thầy bác sĩ”, “bác học”, “nhà thông thái” đều nói lên được đặc điểm các magus thuộc thành phần trí thức. Tuy nhiên, nếu muốn đề cao đức hạnh của những người khao khát tìm Chúa này, thì theo thiển nghĩ chúng ta nên gọi họ là các “hiền sĩ” [14] thì thích hợp hơn.

    5.1. Hiền: có 4 chữ Hán. Trong trường hợp đây là chữ này, nghĩa là (dt.) (1) Người có tài đức: Kiến hiền tư tề (thấy người có tài đức thì muốn bắt chước). (2) Họ Hiền. (đại từ.) (3) Xưng ngôi thứ hai và thứ ba. (đt.) (4) Thân yêu: Hiền hiền dịch sắc (đổi lòng yêu sắc đẹp mà thân yêu người hiền – Luận Ngữ). (5) Hơn: Bỉ hiền ư ngô viễn hỹ: họ hiền hơn ta nhiều lắm vậy. (6) Nhọc nhằn. (7) Ưu đãi. (tt.) (8) Lương thiện: Hiền nội (Người vợ lương thiện). (9) Tiếng tỏ lòng mến đối với đồng bối hay hậu bối: Hiền đệ.

    5.2. Hiền sĩ (賢士): Hiền: người có tài đức; sĩ: người trí thức; hiền sĩ là người có tài năng, tri thức và đức hạnh hơn người, được người ta kính trọng.

    6. Kết luận

    Công việc dịch thuật là một việc rất khó khăn, người làm việc dịch thuật không những phải hiểu cả thứ tiếng gốc lẫn thứ tiếng muốn dịch, mà còn phải hiểu nền văn hoá của đôi bên (Riêng đối với Giáo Hội tại Việt Nam, người dịch thuật còn phải hiểu chữ Hán, vì hơn 70% chữ Việt có nguồn gốc từ chữ Hán).

    Ví dụ, bản văn Thánh lễ: “Dominus vobis cum. Et cum spiritus tuo”. Câu sau xem ra rất đơn giản, nhưng xét về văn hoá thì không đơn giản chút nào. Hiện giờ bản tiếng Việt dịch là “và ở cùng Cha”. Có thời, có người đề nghị dịch là “và ở cùng tâm linh Cha”. Chính bản tiếng Hoa hiện giờ vẫn dịch là “và ở cùng tâm linh Cha” và bản tiếng Anh mới nhất đã được chính thức công bố và đem ra sử dụng từ Tân Niên Phụng vụ 2012 (ngày 27-11-2011) cũng dịch là “and with your spirit” (và ở cùng tâm linh Cha).

    Câu hỏi đặt ra là, khi dịch thuật, phải dịch sát chữ, hay dịch nghĩa? Trường hợp chữ magi cũng vậy.

     

    Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ12/2012

  •  

     

     

      

    THIỆP MỜI HỌP MẶT TẮT NIÊN cùng chúng con…


     

     

              Kính gửi  :  Quý Cha – Quý Thầy Cô giáo – Quý chức.

    Để tỏ lòng tưởng nhớ Trường Thánh Thomas , Nhà Dòng Đa Minh , với niềm TRI ĂN đến Quý Cha trong Cựu – Ban Giám Hiệu , Thày – Cô giáo và Quý chức , đã dầy công trong sự nghiệp giáo dục , văn hóa , đạo đức …cho các CHS.

    Chúng con trân trọng kính mời …………………… đến tham dự ngày họp mặt cuối năm , chuẩn bị đón mừng năm mới 2013 , Buổi họp mặt sẽ được tổ chức vào lúc  18 giờ ngày Thứ Hai 31/12/2012 , tại địa điểm – Cơ sở ngoại ngữ tin hoc KINH LUÂN , số : 309/3A , Đường Nguyễn văn Trỗi , Quận Tân Bình , TP – HCM .

    Sự hiện diện của Quý Cha , Quý Thầy – Cô giáo , Quý chức , sẽ mang đến niềm vinh dự và sự khích lệ lớn lao , đồng thời thắt chặt hơn nữa tình Thân Hữu trong đại gia đình Saint Thomas chúng con ,

     

                                                       Ngày 15 tháng 12 năm 2012

                                                                   Trưởng BTC

                                                             

                                                                 Nguyễn  văn  Trung

                                                          

     

  •    

    thiệp mời…


     THÂN HỮU TRƯỜNG ST. THOMAS

                                                                                                                 THƯ  MỜI

     Kính gửi  : Các anh chị em cựu học sinh Trường St. Thomas.

    Thấm thoát lại thêm một mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến. Một năm qua nhanh với biết bao buồn vui, ưu tư, lo lắng  vì cuộc sống ! Ngần ấy thứ đã đè nặng lên  tâm trí chúng ta ít nhiều căng thẳng trước những áp lực lo toan hằng ngày. Thiết tưởng chúng ta  cũng nên tìm đến nhau để ngồi gần nhau, vi nhng Thy Cô cùng bng hđã tng sinh hoạt dưi mái trưng Saint Thomas ngõ hchia sẻ, ủi an và giúp đỡ cho nhau từ tinh thần lẫn vật chất nhm giải tỏa đi ít nhiu nhng căng thng đó, đặc biệt vào nhng giây phút thảnh thơi cuối năm …

    Trong ý nghĩa đơn giản và chân thành ấy, Nhóm Thân Hữu Trường Saint Thomas trân trọng kính mi:

    Anh Chị Em ……………………………hãy vui lòng đến dự ngày họp mặt Tất Niên , được tổ chức vào lúc 17 giờ 30 ngày Thứ Hai 31/12/2012 , tại Cơ sở Ngoại ngữ Tin học KINH LUÂN , số 309/3A , đường Nguyễn văn Trỗi , P.1, Q. Tân Bình . TP – HCM.

    Ban tổ chức rất mong anh chị em dành chút ít thời giờ tham dự để gặp gỡ lại Thầy Cô , bạn bè hầu cùng chia sẻ vui buồn và trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

    Sự hiện diện của các anh chị em , sẽ thắt chặt hơn nữa tình Thân Hữu trong Đại Gia Đình Saint Thomas .

    Để tạo thuận lợi về tổ chức, tài chánh, xin anh chị em lưu ý một số tiêu điểm sau đây  :

    Mỗi thành viên tham dự xin đóng góp : 100.000đ/ tiệc buffet

    Xin vui lòng hồi báo (đóng tiền hay ghi tên trước ) để giúp Ban Tổ Chức  thuận tiện trong việc đặt tiệc .

    Rất mong sự thông cảm của các anh chị em. Mọi đóng góp hay thắc mắc xin liên hệ các anh chị em có tên dưới đây  :

    Anh  Trung :  0968027453   Anh  Lượng  :  0948423755   Anh  Lợi   :  0903038199   Chị   Quế 0982132120   Anh  Bình : 0908168080  Chị   Hoàn    :  0903716075 Anh   Châu   :  0903733937  Chị  Ngân    : 0909666907                                      

                                                                                                     Ngày 15 tháng 12 năm 2012

                                                                                               Ban Đại diện Thân Hữu Trường St. Thomas

                                                                                                                     Kính Mời

     

     Tái Bút

    Thiệp chúc Giáng Sinh và Năm Mới 2013 cùng với Thư mời họp mặt, Ban Tổ Chức sẽ gửi tay hay bưu điện đến địa chỉ của các bạn, nhưng vì một lý don nào đó không đến được các bạn, xin các bạn xem đây là thư mời thay thế.

    Ban Tổ Chức sẽ xin một Thánh lễ cầu bình an cho mọi người, và cầu cho các Cha, và Thầy Cô cùng cựu học sinh đã qua đời… vào ngày  cuối năm. Chúng ta hiệp ý và them lời  cầu nguyện.

     

  • SilentNight…


    Ngày 24 tháng 12 năm 1818, mục sư Joseph Franz Mohr (1792-1848) ở làng Oberndorf (ở Salzburg – Áo) đến nhà người bạn Franz Xaver Gruber (1787-1863) ở thị trấn Arnsdorf (ở Laufen – Áo) với 1 bài thơ ông viết 2 năm về trước. Ông muốn có một bài hát mừng cho buổi lễ nhà thờ vào lúc nửa đêm hôm ấy, ông hy vọng anh bạn Gruber, một giáo viên và cũng là người phụ trách đội hợp xướng của nhà thờ có thể phổ nhạc vào bài thơ của ông. Gruber đã không phụ lòng người bạn mình, bài hát Stille Nacht (Silent Night) đã ra đời ngay trong đêm 24/12/1818. 

    Ven sông Salzach (ở Salzburg) trước đó mới xảy ra một vụ lụt nên cây đàn ống của nhà thờ đã bị hỏng, vì vậy Gruber viết giai điệu chủ yếu dành cho guitar. Vài giờ sau khi Gruber hoàn tất phần giai điệu cho bài hát, Gruber, Mohr cùng với dàn đồng ca nhà thờ đã lần đầu tiên cất lên những giai điệu của “Silent night”. 

    Đến nửa sau của thế kỷ 19, bài hát dần dần trở nên phổ biến, nhiều người đã nghĩ rằng giai điệu của bài hát được sáng tác bởi những nhà sọan nhạc nổi tiếng như Beethoven, Haydn, thậm chí là Mozart; không nhiều người biết tác giả của bài hát nổi tiếng ấy chỉ là một anh giáo làng và một mục sư không mấy tên tuổi. 

    Khoảng năm 1832, các ca sỹ từ Thung lũng Ziller (Áo) đã thay đổi một số nốt nhạc khi biểu diễn bài hát trên, giai điệu chúng ta nghe ngày nay chính là bản Silent Night đã được “hiệu chỉnh” này. 

    Ở Áo “Stille Nacht” được xem là một tài sản quốc gia. Thậm chí có một hội gọi là Hội Silent Night với những hoạt động bảo vệ bản quyền của bài hát và khuyến khích sử dụng lại nguyên bản giai điệu bài Silent Night của Gruber. Theo truyền thống (ở Áo), trước ngày 24/12 bài hát Silent Night sẽ không được hát ở những chỗ công cộng hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

    Lời tiếng Anh của bài hát xuất hiện lần đầu tiên năm 1863, 45 năm sau ngày bài hát ra đời. Thế nhưng mãi đến năm 1959 người ta mới xác định được tác giả chính thức của lời nhạc này: đó là mục sư John Freeman Young. Ông đã từng dịch nhiều bài thánh ca và bài hát mừng sang tiếng Anh.

     

    SưutâmtrênNet.